Mẹo triển khai LMS cho 1 hệ thống e-Learning thành công

by | Mar 16, 2022 | Tin tức | 0 comments

Ngành công nghiệp e-Learning đang bùng nổ và đạt được những tín hiệu tốt từ thị trường. Có hàng tấn tài nguyên từ miễn phí đến trả phí luôn sẵn sàng đáp ứng cho các doanh nghiệp thuộc mọi hình dạng và quy mô khác nhau. Điều đó khiến việc đào tạo nhân sự và phát triển doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các công cụ e-Learning trực tuyến miễn phí nhưng nếu có đủ ngân sách, các dịch vụ đào tạo nhân sự trả phí cụ thể sẽ đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Do đó, điều mà doanh nghiệp nên làm là triển khai một hệ thống quản lý học tập của riêng mình. Ở bài viết này, Creative Elearning sẽ cung cấp cho bạn các mẹo triển khai LMS thành công.

LMS là gì?

LMS (Hệ thống quản lý học tập) cho phép người sử dụng lao động lập hồ sơ, theo dõi, quản lý và cung cấp các khóa đào tạo cho nhân sự. Do đó, LMS đã tác động đáng kể đến việc bổ sung đáng kể những kỹ năng mà nhân viên thiếu hụt. Việc này được thực hiện nhờ vào khả năng theo dõi, phân tích và xuất dữ liệu liên quan đến tương tác của người học trong hầu hết các khóa đào tạo trên LMS.

Triển khải LMS giúp phát triển văn hóa học tập của doanh nghiệp và cho phép xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả. Mặc dù chủ yếu tập trung vào phân phối e-Learning nhưng LMS cũng có thể sử dụng để cung cấp nội dung khóa học đồng bộ/không đồng bộ cho người học. Giảng viên/người quản lý cũng có thể hưởng lợi từ việc sử dụng LMS như một công cụ quản lý lớp học.

Mẹo triển khai LMS mà doanh nghiệp cần biết

Từ góc nhìn doanh nghiệp

Xác định mục tiêu

Trọng tâm của bất kỳ chương trình đào tạo thành công nào đều nằm ở mục tiêu. Bắt đầu mà không có mục tiêu rõ ràng giống như lái một con tàu trong sương mù khi các công cụ điều hướng không hoạt động. Rất có thể con tàu đó sẽ không đến được đích và thậm chí, đâm vào một chướng ngại vật và không thể vượt qua. Mặt khác, việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp sẽ giúp bạn một ý tưởng rõ ràng về loại LMS phù hợp nhất.

Thành lập một nhóm phụ trách

Khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo là thành lập một nhóm phụ trách chuyên biệt về LMS, bao gồm:

  • Trưởng nhóm: giám sát toàn bộ quá trình và đảm bảo sử dụng các phương pháp LMS tốt nhất.
  • Chuyên gia e-Learning: đảm bảo việc chuyển nội dung từ các nền tảng khác hoặc quy trình xây dựng nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp.
  • Quản lý dự án: đảm bảo mọi thứ luôn đi đúng hướng và đúng thời hạn.
  • Quản trị viên L&D: đảm bảo LMS luôn phù hợp với các mục tiêu tổ chức của doanh nghiệp.
  • Chuyên gia CNTT: xử lý tất cả các yếu tố, phát sinh về mặt công nghệ, đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.

Tạo kế hoạch và đặt thời hạn (deadline)

Bước tiếp theo là họp với nhóm để lập kế hoạch triển khai LMS, đảm bảo mọi người hiểu được công việc mình phụ trách và tiến độ thực hiện. Hãy liên hệ với nhà cung cấp LMS để xác định quá trình triển khai sẽ mất bao nhiêu thời gian, có những mốc quan trọng nào cần đạt được khi triển khai.

Chuyển giao dữ liệu

Bắt đầu chuyển giao nội dung từ các nền tảng khác sang hệ thống LMS mới của doanh nghiệp. Ví dụ: lưu trữ những khóa học cần thiết, kiểm tra tính tương thích của tệp giữa các nền tảng e-Learning cũ và LMS mới.

Chạy thử nghiệm hệ thống

Hãy để một nhóm nhỏ nhân viên kiểm tra chức năng, khả năng tương tác và trải nghiệm người dùng của hệ thống LMS. Đồng thời, nên thu thập càng nhiều phản hồi càng tốt để từ đó, xác định lỗi và điều chỉnh trước khi chính thức ra mắt hệ thống LMS mới.

Khởi chạy LMS và thu thập, phân tích dữ liệu

Sau khi chạy thử nghiệm hệ thống và điều chỉnh lỗi, hệ thống LMS đã sẵn sàng để chính thức hoạt động. Hãy đảm bảo LMS của doanh nghiệp luôn có 1 lộ trình phát triển liên tục, không gián đoạn để đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiến hành thu thập dữ liệu và phản hồi từ trải nghiệm của người dùng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống.

Từ góc nhìn người dùng

Đào tạo nhân sự nội bộ

Bất kể họ có hiểu biết về công nghệ như thế nào, nhân viên vẫn cần học cách sử dụng LMS mới. Doanh nghiệp có thể tạo các module nhỏ kiểu microlearning để học viên có thể tương tác với LMS theo những cách hiệu quả nhất. 

Tạo ra văn hóa học tập

Khi triển khai LMS, giữ chân học viên là một việc làm cần thiết. Việc này có thể thực hiện bằng cách xây dựng văn hóa học tập tại nơi làm việc, nơi sinh hoạt công sở hay những nơi mà người dùng có thể trải nghiệm được hệ thống LMS. Hãy đảm bảo rằng hình ảnh hấp dẫn nhưng không gây mất tập trung khi tiếp xúc.

Giữ “sự cởi mở” 

Diễn đàn, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội hay hệ thống truyền thông nội bộ của doanh nghiệp chính là những công cụ giúp mọi người tương tác với nhau. Thông qua đó, người học sẽ có những cách thức trao đổi khác nhau về LMS và nội dung khóa học.

Mặt khác, ngoài dữ liệu được thu thập trực tiếp từ LMS của doanh nghiệp, việc giữ “sự cởi mở” này cũng sẽ giúp nhân viên phản hồi trực tiếp về chương trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Trao quyền học tập cho người học

Sự phát triển chuyên nghiệp là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhân viên – cũng chính là người học, sẽ cảm thấy tích cực hơn khi được trao quyền lựa chọn học tập phù hợp với bản thân cũng như nhìn thấy lợi ích mà chương trình đào tạo thông qua LMS mang lại. Do đó, hãy đảm bảo có đủ các module học tập khác nhau, đáp ứng được mong muốn và nhu cầu phát triển của học viên.

Với những mẹo triển khai LMS trên ở cả 2 góc nhìn: doanh nghiệp và nhân viên, Creative Elearning tin rằng bạn đã có được cho riêng doanh nghiệp của mình những lưu ý phù hợp nhất. Một hệ thống e-Learning thành công không chỉ thỏa mãn được yêu cầu đào tạo từ người lãnh đạo và phòng ban phụ trách, mà còn cần đáp ứng được những mong muốn từ chính phía những người trực tiếp hưởng lợi.

Liên hệ Creative Elearning – Dịch vụ số hóa bài giảng hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning, số hóa bài giảng và triển khai LMS!