Các cấp độ e-Learning doanh nghiệp cần biết

by | Mar 16, 2022 | Tin tức | 0 comments

e-Learning hay Đào tạo trực tuyến đang là hình thức được ứng dụng phổ biến ở thời điểm hiện tại, khi mà cuộc Cách mạng 4.0 có tác động mạnh mẽ, toàn diện tới mọi ngóc ngách của đời sống. Các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng này khi đồng loạt nhảy vào cuộc chơi mang tên e-Learning, với sự dẫn đầu của các doanh nghiệp vừa và lớn. Đối với những tổ chức có ý định triển khai e-Learning cho đào tạo nội bộ, hãy nắm chắc các cấp độ e-Learning sau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất về cả tính hiệu quả, chi phí và nguồn lực cần bỏ ra.

Xem thêm: Hệ thống e-Learning là gì?

Xét theo mức độ tác động của CNTT và truyền thông đến các hoạt động học tập

(1) Mức 1: e-Learning phụ trợ đào tạo trực tiếp. Ở mức này, tỷ lệ kết nối Internet của các hoạt động học tập chỉ chiếm từ 0 – 10%.

(2) Mức 2: e-Learning bổ trợ đào tạo trực tiếp. Mức độ hỗ trợ của “trực tuyến” với hoạt động học tập tăng lên 11 – 39%.

(3) Mức 3: e-Learning ngang bằng đào tạo trực tiếp. Tại mức này, e-Learning và đào tạo trực tiếp có vai trò ngang nhau theo tỷ lệ dao động ở mức 1:1, có 40 – 59% hoạt động học tập sử dụng kết nối Internet.

(4) Mức 4: Đào tạo trực tiếp bổ trợ e-Learning. 60 – 89% các hoạt động đào tạo được diễn ra dưới hình thức online, e-Learning dần chiếm ưu thế chính trong phân bổ tỷ trọng hình thức đào tạo.

(5) Mức 5: e-Learning chiếm thế chủ đạo, học tập hoàn toàn dựa vào CNTT và số hóa.

cac-cap-do-e-learning-doanh-nghiep-can-biet

Xét theo hệ thống sử dụng

(1) Cấp độ 1: CBT – Computer Based Training và WBT – Web Based Training

Là hình thức khởi đầu của mọi mô hình e-Learning trong hiện tại, CBT và WBT được phát triển và phổ biến chủ yếu vào giai đoạn 1960 – 1993 dùng để chỉ phương pháp đào tạo dựa trên máy tính. Hiểu rộng hơn, 2 thuật ngữ này đề cập tới bất cứ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính và phần mềm chạy bằng máy tính.

Ở cấp độ 1 này, bài giảng chủ yếu được phát triển dựa vào công cụ Powerpoint. truyền tải qua đĩa CD-ROM hoặc Web. Khi sử dụng CBT/WBT, học viên phải thông qua bài kiểm tra đầu vào, sau đó tự học không kèm hướng dẫn của giảng viên và thực hiện bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài giảng theo từng thời kỳ. Chi phí thấp là ưu điểm lớn nhất của cấp độ e-Learning này.

(2) Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên

Cấp độ e-Learning số 2 là học trực tuyến có giảng viên, tức là người học sẽ tiếp thu kiến thức thông qua Internet/Intranet. Theo đó, cả học viên và giảng viên đều cùng có mặt tại thời điểm diễn ra lớp học và có sự tương tác qua lại. Cấp độ này diễn ra phổ biến với các lớp học trên các nền tảng như Zoom, Google Meeting, Teams…

Học trực tuyến có giảng viên cho phép 2 bên có thể giao tiếp, tương tác qua lại với nhau. Giảng viên có quyền đăng tải các tài liệu, bài tập, thảo luận lên hệ thống và trực tiếp đặt – trả lời các câu hỏi của học viên. Tuy nhiên điều này có hạn chế tùy thuộc vào từng nền tảng vì không phải nền tảng nào cũng hỗ trợ lưu trữ dữ liệu.

Ngoài ra, tại cấp độ e-Learning số 2 này, giảng viên có thể sử dụng thêm Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để đăng tải bài giảng có sẵn và theo dõi, kiểm tra tiến độ học tập của học viên.

Xem thêm: Tất tần tật từ A đến Z về hệ thống LMS mà bạn cần biết

(3) Cấp độ 3: Các lớp học ảo

Lớp học ảo là cấp độ đào tạo tương tự với cấp độ 2, tức là đào tạo thông qua Internet/Intranet và kết hợp LMS để đẩy mạnh hiệu suất đào tạo.

Điểm khác biệt lớn nhất của cấp độ này so với Học trực tuyến có giảng viên chính là việc các lớp học ảo vẫn diễn ra theo đúng tính chất của các lớp học truyền thống thông thường. Trong khi đó, các giờ học lại được tổ chức dưới dạng “live” để thảo luận và giải quyết các case study. Tại đó, giảng viên đóng vai trò là người trực tiếp hướng dẫn thông qua công nghệ streaming và học viên có thể xem lại bài giảng, làm bài tập offline như tham gia lớp học thực tế.

Hình thức khác ở cấp độ này đang ngày càng phổ biến là MOOC (Massive Open Online Course), đề cao ngữ cảnh nội dung được truyền tải cũng như cải thiện hoạt động thảo luận và làm việc nhóm. MOOC cho phép số lượng đăng ký lên tới hàng ngàn người học mà không chịu bất kỳ giới hạn hay ràng buộc nào về điều kiện tham gia cũng như chi phí khóa học. Hoạt động chính của MOOC gồm 2 phần:

  • xMOOOC (transmissive MOOC): giảng viên truyền tải nội dung tương tự như các lớp học truyền thống.
  • cMOOOC (connectivist MOOC): học viên tự lựa chọn, xây dựng và quản lý nội dung học tập cũng như tiến độ của bản thân thông qua tài liệu được cung cấp sẵn.

Dựa vào từng cách phân loại và các cấp độ e-Learning tương ứng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để phân tích, lựa chọn hình thức phù hợp nhất với nguồn lực hiện có, tránh khỏi rủi ro triển khai sai, không phù hợp dẫn đến lãng phí nguồn lực không cần thiết. 

Mặt khác, để có góc nhìn sâu rộng nhất về e-Learning, doanh nghiệp nên nhận được sự tư vấn từ các đơn vị triển khai e-Learning chuyên nghiệp thay vì tự tìm hiểu mọi thứ. Creative Elearning – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến là đơn vị có bề dày kinh nghiệm triển khai các dự án e-Learning cho hàng loạt các đối tác lớn sẽ là 1 lựa chọn đúng đắn trong lĩnh vực này. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn chuyên sâu nhất về e-Learning và số hóa bài giảng trực tuyến!