Bạn có thực sự hiểu vai trò và chức năng của LMS đối với doanh nghiệp?

by | Mar 16, 2022 | Tin tức | 0 comments

Đối với doanh nghiệp, LMS là một hình thức đào tạo nguồn nhân lực nội bộ quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về chi phí đào tạo, thời gian tổ chức và cả nhân sự tham gia…. Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp, LMS tiếp tục chứng minh giá trị của bản thân khi trở thành hình thức đào tạo chính, giúp hoạt động đào tạo nhân sự của doanh nghiệp không bị gián đoạn hay đình trệ. Để hiểu rõ hơn, Creative Elearning sẽ cùng bạn tìm hiểu vai trò và chức năng của LMS đối với doanh nghiệp.

Sơ lược về LMS

LMS (Learning Management System) – Hệ thống quản lý học tập là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến e-Learning.

LMS được cấu thành từ 2 thành phần chính:

  • Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…. Thành phần này thường được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống.
  • Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt web. Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên.

Vai trò và chức năng của LMS đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí tổ chức

Khi triển khai các chương trình đào tạo nội bộ theo hình thức lớp học trực tuyến, gánh nặng về chi phí đè trên vai doanh nghiệp là rất lớn. Không chỉ chi phí dành cho giảng viên, địa điểm tổ chức, doanh nghiệp còn cần phải xét đến các chi phí khác thuộc nhóm hậu cần như in ấn, đồ ăn nhẹ…. Chưa kể chi phí này sẽ bị “đội” lên nhiều lần nếu phải tổ chức các lớp học với nội dung giống nhau cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Hiểu đơn giản, ví dụ doanh nghiệp của bạn có đợt tuyển dụng nhân sự lớn thường niên và yêu cầu đặt ra là phải đào tạo cho dàn nhân viên mới này về mục tiêu, phương hướng, quy chế chung của tổ chức. Tuy nhiên số lượng nhân viên quá đông nên phải tách thành nhiều đợt. Rõ ràng doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều tiền hơn cho cùng một mục đích.

Nếu lựa chọn LMS thay thế, doanh nghiệp có thể cắt giảm hầu hết những khoản chi phí này mà vẫn đảm bảo hiệu quả đào tạo. Cụ thể, tổ chức sẽ chỉ phải chi trả chi phí xây dựng hệ thống trong 1 lần duy nhất kèm theo khoản phí duy trì/người không đáng kể. Xét về hiệu quả chi phí, LMS chính xác là “vàng”.

Tiết kiệm và linh hoạt thời gian học tập

Về mặt thời gian, LMS giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán xung đột lịch trình giữa các phòng ban. Cần hiểu rất rõ ràng rằng, tuy đào tạo & phát triển nguồn nhân lực là một việc cần thiết nhưng công việc chính vẫn cần được ưu tiên trước nhất. Các lớp học trực tuyến yêu cầu học viên – chính là các nhân viên – phải trích thời gian làm việc hoặc thời gian cuối tuần để tham gia. Chưa kể mỗi phòng ban sẽ có quỹ thời gian khác nhau, việc sắp xếp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đi tới 1 khung giờ phù hợp nhất.

Về tính linh hoạt, LMS cho phép học viên viên tự chủ động thời gian học tập phù hợp với bản thân mà không phụ thuộc và bất kỳ người nào khác như giảng viên hay bạn cùng lớp như phương pháp truyền thống. Chỉ cần có 1 thiết bị có kết nối Internet, bạn có thể truy cập LMS để học tập ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn.

Xóa bỏ khoảng cách về địa lý

Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có nhiều chi nhánh phân bổ địa lý xa nhau, việc tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn tập trung là điều rất khó. Nếu tiến hành mở lớp đào tạo theo khu vực, chi nhánh lại gặp phải vấn đề không đồng bộ về kiến thức cũng như trình độ giảng viên có sự sai khác nhất định. Và, trong trường hợp vẫn cần tổ chức đào tạo tập trung bất kể khoảng cách địa lý, các lớp này thường chỉ dành cho cấp bậc quản lý cao cấp trở lên.

Đây cũng là lý do khiến các đơn vị lớn lựa chọn triển khai LMS cho khi đào tạo nhân sự của mình. LMS đảm bảo mọi nhân viên tham gia học tập đều tiếp cận được cùng một nguồn kiến thức đồng bộ nhất và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào khác.

Cho phép kiểm soát và quản lý học viên tham gia hệ thống

LMS giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được số lượng học viên tham gia cũng như tiến trình học tập của từng cá nhân một cách chính xác và có hệ thống. Đồng thời, hệ thống quản lý học tập này còn có thể quản lý tương tác và hỗ trợ người dùng. Học viên có thể trao đổi bài học thông qua hệ thống chat nội bộ. Họ cũng có thể tương tác với các giảng viên thông qua việc đánh giá, email hoặc gửi tin nhắn riêng. Hoặc, cả học viên và giảng viên đều có thể tương tác với quản trị viên hệ thống qua mục hỗ trợ người dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nội quy hay giao dịch phát sinh.

Một trong những băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp về LMS chính là tính năng đánh giá học viên có thực sự khách quan hay không. Song LMS đã chứng minh tính chính xác và khách quan của mình trong quá trình đánh giá, kiểm tra người dùng bằng các bài kiểm tra được dựng sẵn, Các câu hỏi và kết quả đều được chuẩn hóa, không bị tác động bởi các yếu tố chủ quan, hệ thống sẽ chấm điểm và gửi kết quả cho học viên. Các bài kiểm tra cũng được định dạng đa dạng như gamification, đua top giữa các học viên thay vì các định dạng truyền thống thuần túy.

Có thể thấy rất rõ ràng rằng, vai trò và chức năng của LMS đang ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của hình thức này đối với hoạt động đào tạo của doanh nghiệp. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại, LMS trái ngược lại ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt, đem lại hiệu quả song song giữa cả doanh nghiệp sử dụng và đơn vị triển khai. Điều này chứng tỏ được giá trị thực tế mà LMS mang lại cho công tác đào tạo & phát triển nguồn nhân lực nội bộ.

Hiểu được tầm quan trọng đó, Creative Elearning – Dịch vụ số hóa bài giảng hàng đầu Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực mang tới cho các doanh nghiệp hệ thống LMS hiện đại, uy tín nhất. Liên hệ ngay Creative Elearning để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về LMS và e-Learning!