8 định dạng trong số hóa bài giảng mới nhất 2021 (P1)

by | Mar 16, 2022 | Tin tức | 0 comments

Tỷ lệ giữ chân là “nút thắt cổ chai” của việc học tập, vì người giảng dạy có dạy tốt đến đâu cũng trở thành không quan trọng nếu người học không thể nhớ những gì mà họ đã cố truyền tải. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ được công bố trên Forbes, các định dạng trong số hóa bài giảng ghi nhận tỷ lệ duy trì từ 25-60%, cao hơn 3 đến 6 lần so với các học truyền thống, vốn chỉ đạt 8-10%. Lý do rất đơn giản: với e-Learning, người học có thể tự học theo tiến độ của riêng mình và xem lại tài liệu bất cứ khi nào họ cần. Đây cũng chính là lý do cốt lõi khiến e-Learning trở thành xương sống trong đào tạo nhân lực nội bộ của doanh nghiệp.
Trong bài viết này, Creative Elearning sẽ cùng bạn tìm hiểu các định dạng trong số hóa bài giảng và trả lời các câu hỏi liên quan: Loại nội dung e-Learning nào là tốt nhất cho đối tượng mục tiêu bạn hướng tới? Định dạng e-Learning nào khả thi để triển khai trong khoảng thời gian và ngân sách nhất định?

Xem thêm: 4 định dạng số hóa bài giảng e-Learning do Creative Elearning cung cấp

Đào tạo dựa trên máy tính (Computer-Based Training – CBT)/Đào tạo dựa trên web (Web-Based Training – WBT)

CBT hay WBT đề cập đến việc học trực tuyến được cung cấp qua máy tính hoặc các thiết bị di động cá nhân có kết nối mạng Internet. Các khóa CBT có thể dựa trên web hoặc cục bộ, đồng bộ (khi tài liệu mới được cung cấp cho cả nhóm theo lịch trình) hoặc không đồng bộ (khi người học chủ động theo tiến độ của riêng họ). Nội dung CBT thường được cung cấp thông qua phần mềm đào tạo dựa trên máy tính như Hệ thống quản lý học tập LMS.

Nghiên cứu cho thấy e-Learning có thể tăng tốc độ đào tạo lên 40-60% so với phương pháp học truyền thống. Điều này có nghĩa là nhân viên có thể dành ít thời gian đào tạo hơn trước mà hiệu suất vẫn tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được cải thiện.

Nhược điểm lớn nhất của CBT/WBT là chi phí thực hiện và sản xuất nội dung cao. Đây là lý do tại sao cách tiếp cận này phù hợp hơn với các tổ chức lớn cho hoạt động đào tạo nội bộ dài hạn, như đào tạo an toàn dựa trên máy tính cho nhân sự mới.

8-dinh-dang-so-hoa-bai-giang-moi-nhat-2021-p1

Học tập dựa trên trò chơi – Gamification

3.2 tỷ – chẳng hạn như đánh giá về thị trường trò chơi nghiêm túc toàn cầu hồi năm 2017. Dự kiến sẽ tăng 4 lần lên gần 9200 tỷ USD vào năm 2023, thể hiện tốc độ CAGR là 19,2% trong 6 năm. (Compounded Annual Growth Rate – Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép)

Gamification là một trong những tính năng cơ bản của giáo dục, cung cấp cho người học các động lực để tiến bộ dưới các hình thức như danh hiệu, bảng điểm và chứng chỉ cho thành tích. Các trò chơi nghiêm túc được phát triển tùy chỉnh cung cấp đồ họa giàu tính năng, lối chơi phức tạp với phần thưởng cho người học đạt được bằng cách ghi điểm và hoàn thành nhiệm vụ.

Học tập thông qua gamification trong giáo dục có thể được định nghĩa là các trò chơi được thiết kế để cải thiện kỹ năng của người dùng, thúc đẩy họ tiếp thu hình huống mà học có thể gặp phải trong cuộc sống thực.

Mặc dù rất khác nhau về định dạng và mục tiêu, song hầu hết các mẫu gamification đều bao gồm 5 yếu tố chính:

(1) Một câu chuyện hoặc 1 cốt truyện.

(2) Gamification dưới hình thức xếp hạng, tính điểm, danh hiệu và các phần thưởng khác.

(3) Phản hồi được cá nhân hóa ngay lập tức. Mọi người dùng đều được thưởng hoặc phạt cho lựa chọn của mình và nhận được giải thích lý do. Bằng cách này, họ có thể phân tích những sai lầm của mình và làm tốt hơn vào những lần sau.

(4) Mô phỏng các tình huống thực tế.

(5) Dạy được cho người học điều gì đó.

Trò chơi nghiêm túc là một định dạng số hóa bài giảng phổ biến, do có thể cải thiện động lực và mức độ tương tác của người học, cho phép thực hành mà không gặp rủi ro, và cải thiện việc tiếp thu kiến thức.

Học tập dựa trên gamification chủ yếu được sử dụng để đào tạo các kỹ năng mềm, giải quyết xung đột, quản lý bảo mật cũng như đào tạo cho các quy trình sản xuất phức tạp hoặc điều dưỡng.

Xem thêm: Xu hướng gamification trong số hóa nội dung

Nội dung vi mô (Micro – content)

Nội dung vi mô là những thứ như checklists, câu đố ngắn, infographics, thẻ ghi nhớ (fhashcards), sơ đồ, video ngắn hoặc slideshows chỉ mô tả 1 khái niệm duy nhất. Nội dung dạng này có thể được xem lại nhiều lần nếu cần để đảm bảo duy trì tốt các khái niệm thông qua việc học trong các câu hỏi ngắn gọn.

Lợi ích của nội dung micro trong e-Learning:

(1) Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng tuyên bố rằng microlearning tăng hiệu quả truyền đạt kiến thức lên ít nhất 17%.

(2) Một cuộc khảo sát giữa các chuyên gia L&D đã phát hiện ra rằng: 19/20 người thích microlearning hơn các buổi đào tạo trực tiếp kéo dài cả ngày.

(3) Một báo cáo từ Software Consulting cho thấy 50% nhân viên của công ty sẽ sử dụng các công cụ e-Learning nhiều hơn nếu thời gian các khóa học được rút ngắn,

(4) Các đoạn thông tin dài 3-7 phút phù hợp với khoảng chú ý tối ưu và khả năng ghi nhớ làm việc của người bình thường.

(5) Nội dung module microlearning dễ tạo và cập nhật hơn.

 

[Còn tiếp]